CHIẾN LƯỢC PHÁT TRIỂN TRƯỜNG THCS HUỲNH THÚC KHÁNG

Thứ hai - 25/10/2021 23:07





 
DSC02404
DSC02404
 PHÒNG GD&ĐT TP TAM KỲ   CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
 TRƯỜNG THCS H.T.KHÁNG                    Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
       
 
   
 

           Số:       / KH-HTK                  Trường Xuân, ngày       tháng      năm 202

KẾ HOẠCH CHIẾN LƯỢC
PHÁT TRIỂN TRƯỜNG THCS HUỲNH THÚC KHÁNG, TP TAM KỲ
GIAI ĐOẠN 2021-2025, TẦM NHÌN 2030
 
 

 CĂN CỨ ĐỂ XÂY DỰNG KẾ HOẠCH CHIẾN LƯỢC
Thông tư 32/2020/TT-BGDĐT ngày 15/9/2020 của Bộ GD&ĐT về việc ban hành điều lệ trường trung học cơ sở, trường THPT và trường phổ thông có nhiều cấp học;
Kết luận số 51-KL/TW ngày 30/5/2019 của Ban Bí thư về tiếp tục thực hiện Nghị quyết Trung ương 8 khóa XI về đổi mới căn bản, toàn diện giáo dục và đào tạo đáp ứng yêu cầu công nghiệp hóa, hiện đại hóa trong điều kiện kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa và hội nhập quốc tế;
Nghị quyết số 19-NQ/TW ngày 25/10/2017 của Ban chấp hành Trung ương về tiếp tục đổi mới hệ thống tổ chức và quản lý, nâng cao chất lượng và hiệu quả hoạt động của các đơn vị sự nghiệp công lập;
Thông tư số 18/2018/TT-BGDĐT ngày 22 tháng 8 năm 2018 của Bộ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo về qui định Kiểm định chất lượng cơ sở giáo dục và công nhận trường đạt chuẩn quốc gia;
Luật GD năm 2019 được Quốc Hội khóa XIV thông qua ngày 14 tháng 6 năm 2019;
Thông tư 32/2020/TT-BGDĐT ngày 15 tháng 9 năm 2020 của Bộ GD&ĐT Ban hành Điều lệ trường trung học cơ sở, trường trung học phổ thông và trường phổ thông có nhiều cấp học;
Thông tư số 16/2017/TT-BGDĐT ngày 12/7/2017 hướng dẫn danh mục khung vị trí việc làm và định mức số lượng người làm việc trong các cơ sở giáo dục phổ thông công lập;
Thông tư 13/2020/TT-BGDĐT ngày 26 tháng 5 năm 2020 Ban hành Quy định tiêu chuẩn cơ sở vật chất các trường mầm non, tiểu học, trung học cơ sở, trung học phổ thông và trường phổ thông có nhiều cấp học;
Công văn số 2034/SGDĐT-GDTrH ngày 26/11/2020 của Sở GD&ĐT Quảng Nam về xây dựng kế hoạch chiến lược nhà trường và thực hiện hồ sơ điện tử;
Công văn 879/CV-PGDĐT ngày 01/12/2020 của Phòng GDĐT V/v xây dựng kế hoạch chiến lược phát triển nhà trường và thực hiện hồ sơ điện tử;
Nghị quyết Đại hội đại biểu Đảng bộ phường Trường Xuân lần thứ XVII, nhiệm kỳ 2020-2025;
Chương trình hành động của Ủy ban nhân dân phường Trường Xuân về việc thực hiện Nghị quyết Đại hội đại biểu Đảng bộ phường Trường Xuân lần thứ XVII, nhiệm kỳ 2020-2025;
Tình hình thực tiễn về cơ sở vật chất, đội ngũ cán bộ, giáo viên, nhân viên hiện có của nhà trường.
PHẦN A: ĐẶC ĐIỂM TÌNH HÌNH 
Trường THCS Huỳnh Thúc Kháng, Tam Kỳ, Quảng Nam được thành lập theo Quyết định số 539/QĐ-GDĐT ngày 24/6/1997 của Giám đốc Sở GD&ĐT Tỉnh Quảng Nam. Ra đời trong công cuộc đổi mới nền giáo dục Việt Nam, hơn 20 năm qua, trường THCS Huỳnh Thúc Kháng đang đi trên chặng đường đầu tiên đầy khó khăn thử thách, nhưng cũng có nhiều thuận lợi. Những kết quả mà nhà trường đạt được đã minh chứng điều đó. Nhà trường đang từng bước phát triển bền vững và ngày càng trưởng thành, đã- đang và sẽ trở thành một ngôi trường có chất lượng giáo dục (CLGD) khá tốt, một địa chỉ đáng tin cậy của phụ huynh học sinh (PHHS) và của học sinh ở phía tây thành phố Tam Kỳ.
           Kế hoạch xây dựng, phát triển nhà trường giai đoạn 2021-2025, tầm nhìn 2030 nhằm xác định rõ định hướng, mục tiêu chiến lược và các giải pháp chủ yếu trong quá trình vận động và phát triển, là chỗ dựa quan trọng cho các quyết sách của Hội đồng trường và hoạt động của ban giám hiệu, cũng như toàn thể cán bộ, giáo viên, nhân viên (CBGVNV) và học sinh nhà trường; đồng thời cũng là cơ sở để các cấp, các ngành, nhất là lãnh đạo hai địa phương phường Trường Xuân và xã Tam Ngọc làm tiền đề xây dựng kế hoạch phát triển kinh tế- văn hóa xã hội-An ninh quốc phòng. Xây dựng và triển khai chiến lược phát triển trường THCS Huỳnh Thúc Kháng là hoạt động có ý nghĩa quan trọng trong việc thực hiện Nghị quyết số 29-NQ/TW “về đổi mới căn bản, toàn diện Giáo dục và Đào tạo, đáp ứng yêu cầu Công nghiệp hóa, hiện đại hóa trong điều kiện kinh tế thị trường định hướng Xã hội chủ nghĩa và hội nhập Quốc tế của Ban chấp hành Trung ương Đảng (khóa XI). Mặt khác sẽ cùng các trường THCS trên địa bàn Tam Kỳ xây dựng ngành giáo dục Thành phố phát triển theo kịp yêu cầu phát triển kinh tế, xã hội của đất nước, hội nhập với các nước trong khu vực và thế giới.  
Vị trí địa lý:
Trường THCS Huỳnh Thúc Kháng thuộc khối phố Xuân Nam, phường Trường Xuân TP Tam Kỳ, tỉnh Quảng Nam; Phía Bắc giáp đường Sắt (Phường An Mỹ- An Xuân) Phía Đông -Nam giáp phường An Sơn và xã Tam Ngọc; phía Tây-Nam giáp xã Tam Thái, huyên Phú Ninh và phường Hòa Thuận; cách trung tâm TP về phía Tây khoảng 3 km; Diện tích tổng thể của nhà trường là 11340 m2, bình quân 10,91 m2/học sinh- đảm bảo quy định theo Điều lệ trường trung học;
Nhiệm vụ được giao:
Nhiệm vụ chính của nhà trường, ngoài việc thực hiện nhiệm vụ phổ cập giáo dục bậc THCS trên địa bàn trường đóng (P.Trường Xuân) mà còn có xã Tam Ngọc; như vậy có thể thấy địa bàn tổ chức một số hoạt động giáo dục của trường so với một số đơn vị khác trong Ngành là quá rộng, nên gặp không ít khó khăn, nhất là công tác điều tra phổ cập, công tác phối hợp với PHHS nhằm duy trì số lượng, nâng cao chất lượng và hiệu quả giáo dục hằng năm.
I. Môi trường bên trong
1. Qui mô trường, lớp học:
Năm học 2020-2021 có 1039/491 nữ; được chia thành 24 lớp; trong đó
- Khối 6: 7 lớp; số học sinh 300/150 nữ. .
- Khối 7: 6 lớp; số học sinh 259/113 nữ.
- Khối 8: 5 lớp; số học sinh 225/116 nữ.
- Khối 9: 6 lớp; số học sinh 255/112 nữ.
Số lượng học sinh mỗi lớp từ 43 đến 46 em. Với số lượng này sẽ phù hợp với điều kiện CSVC, trang thiết bị dạy học, cũng như việc kiểm tra chấm sửa bài của GV bộ môn; sự phối hợp, theo dõi, uốn nắn giúp đỡ của GVCN lớp.
2. Đội ngũ cán bộ quản lí, giáo viên, nhân viên
Toàn trường có 45 giáo viên, 02 CBQL. 01 TPT đội, 04 nhân viên; 95,7% giáo viên đạt chuẩn, trong đó trên chuẩn 1 giáo viên (01 giáo viên có trình độ Thạc sĩ). Tỉ lệ GV/Lớp hiện tại là: 1.9, cơ bản đáp ứng được yêu cầu giảng dạy. Đến cuối năm 2021 có thêm 2 GV nữa nghỉ hưu.
Cán bộ quản lí, giáo viên, nhân viên nhà trường cơ bản đạt chuẩn theo qui định, có trình độ chuyên môn, bản lĩnh chính trị vững vàng, đặc biệt tâm huyết với nghề, đa số đều xếp loại xuất sắc về chuẩn nghề nghiệp. Nhiều giáo viên của nhà trường đạt giáo viên giỏi cấp Thành phố, cấp tỉnh, Cán bộ quản lí và một số giáo viên nhà trường trường đạt danh hiệu chiến sĩ thi đua cấp tỉnh, được tỉnh ủy, UBND Tỉnh tặng Bằng khen.
3. Chất lượng giáo dục toàn diện
Chất lượng giáo dục toàn diện của nhà trường ngày một được nâng lên và được duy trì theo hướng bền vững. Đến cuối năm học 2020-2021, chất lượng giáo dục của nhà trường khá cao, cụ thể
Lớp Tổng số
học
sinh
HẠNH KIỂM
Tốt Khá TB Yếu
SL TL SL TL SL TL SL TL
6 300 281 93.67% 19 6.33% 0 0.00% 0 0.00%
7 259 247 95.37% 11 4.25% 0 0.00% 1 0.39%
8 225 195 86.67% 27 12.00% 3 1.33% 0 0.00%
9 255 241 94.51% 12 4.71% 2 0.78% 0 0.00%
                     
 

Lớp
Tổng số
học
sinh
HỌC LỰC
Giỏi Khá TB Yếu Kém
SL TL SL TL SL TL SL TL SL TL
6 300 114 38.00% 115 38.33% 58 19.33% 13 4.33% 0 0.00%
7 259 100 38.61% 108 41.70% 42 16.22% 8 3.09% 0 0.00%
8 225 60 26.67% 76 33.78% 71 31.56% 17 7.56% 0 0.00%
9 255 75 29.41% 101 39.61% 78 30.59% 1 0.39% 0 0.00%
TC 1039 349 33.59% 400 38.50% 249 23.97% 39 3.75% 0 0.00%
Kết quả xét tốt nghiệp THCS: 254/255, tỉ lệ 99,6%.
Các môn văn hóa lớp 9 cấp thành phố đạt 30 giải; lớp 6,7,8 đạt 31 giải, Thi TNTH TP đạt 1 giải KK; Thi học sinh giỏi lớp 9 đạt 8 giải, TT cấp tỉnh 7 giải cá nhân, thi năng khiếu cấp TP 7 giải, cấp tỉnh 1 giải.  
Bên cạnh đó nhà trường thường xuyên tổ chức các hoạt động ngoại khóa, giáo dục kỹ năng sống, giới tính, sinh sản vị thành niên, phòng chống thiên tai, phòng chống đuối nước, sinh hoạt trại, truyền thống, văn nghệ… nhằm phát triển toàn diện cho học sinh.
4. Cơ sở vật chất
+ Phòng học chính: 14;
+ Phòng học phụ đạo và bồi dưỡng: 05;
+ Phòng thực hành, bộ môn: 03 (Hóa-Sinh học; Lý-Công nghệ; Tin học)
+ Phòng chuẩn bị thực hành: 02 (Hóa- Sinh học; Lý- Công nghệ)
+ Phòng thiết bị/ĐDDH: 01;
+ Phòng thư viện: 03 (01 phòng đọc HS; 01 phòng đọc GV và 01 phòng kho);
+ Phòng Đoàn- Đội và truyền thống: 02;
+ Phòng Y tế học đường: 01;
+ Phòng công đoàn: 01;
+ Phòng phó Hiệu trưởng: 01;
+ Phòng Hiệu trưởng: 01;
+ Phòng Tài vụ: 01;
+ Phòng Văn phòng: 01;
+ Phòng Hội đồng sư phạm: 01;
+ Phòng họp (CB-GV-NV): 01;
+ Phòng thường trực: 01;
+ Phòng kho: 01;
+ Nhà để xe GV: 02 (tổng diện tích 90 m2)
+ Nhà để xe HS: 01 (tổng diện tích 473m2)
+ Phòng vệ sinh HS nam-nữ: 6 (Bàn cầu: 20; Chỗ tiểu: 30);
+ Phòng vệ sinh nam-nữ CBGV: 6 (Bàn cầu: 12; Chỗ tiểu: 09);
+ Hệ thống nước tưới cây và nhà vệ sinh: đáp ứng đầy đủ 100%;
+ Hệ thống nước & dụng cụ PCCC: đảm bảo đúng quy định;
+ Hệ thống nước uống đạt tiêu chuẩn vệ sinh: 02 phòng (công suất: đủ nước uống cho CBGV& HS toàn trường);
+ Sân tập (học) thể dục có mái che: 01 (gần 160m2 );
+ Sân bóng đá mini đạt tiêu chuẩn quy định: 01;
+ Sân bóng chuyền đạt tiêu chuẩn quy định: 01;
+ Sân cầu lông đạt tiêu chuẩn quy định: 01;
+ Sân khấu lộ thiên đạt tiêu chuẩn quy định: 01;
Nhìn chung cơ sở vật chất ban đầu đã đáp ứng được yêu cầu đổi mới phương pháp giảng dạy, giáo dục nâng cao chất lượng giáo dục toàn diện trong; tuy nhiên bàn ghế học sinh chưa đồng bộ; phòng thực hành và phòng học bộ môn còn thiếu về số lượng, mặt khác chưa đảm bảo về diện tích theo qui định hiện hành.
5. Nhận định về điểm mạnh, điểm yếu, cách khắc phục
Điểm mạnh:
Có truyền thống đoàn kết nhất trí cao trong đội ngũ CBGVNV, cũng như chất lượng giáo dục toàn diện ngày càng được khẳng định.
Trường THCS Huỳnh Thúc Kháng Tam Kỳ (mà tiền thân là trường Nguyễn Bá Ngọc) được thành lập cách đây hơn 20 năm; từ đó đến nay về số lượng, chất lượng học sinh cũng như trình độ đội ngũ cán bộ quản lý, giáo viên hằng năm học luôn có sự biến động theo tỷ lệ tăng dần. Ưu điểm đó có được bắt nguồn từ nhiều nguyên nhân, nhưng cái chính nhất vẫn là tinh thần đấu tranh quyết liệt, mang tính xây dựng của nội bộ và truyền thống đoàn kết nhất trí cao, trước sau như một- tất cả vì học sinh thân yêu, vì chất lượng giáo dục toàn diện của nhà trường;
Trường THCS Huỳnh Thúc Kháng Tam Kỳ là một trường vùng ven, có số năm hình thành phát triển không nhiều của Thành phố, nhưng đến nay được Ngành đánh giá cao về mặt chất lượng giáo dục. Trong sự nghiệp đổi mới giáo dục phổ thông, nhà trường đã có những đóng góp tích cực, tiên phong trong việc quy hoạch khuôn viên, trồng cây bóng mát, cây cảnh; xây dựng đường đi nội bộ, công trình tượng đài cụ Huỳnh, khu vệ sinh, nhà để xe, sân chơi, bãi tập cảnh quan sư phạm Xanh- Sạch- Đẹp… đáp ứng khá tốt các yêu cầu của phong trào xây dựng “trường học hạnh phúc”, từ nguồn xã hội hóa. Đặc biệt về phong trào học sinh giỏi, chất lượng giáo dục toàn diện có thể khẳng định rằng THCS Huỳnh Thúc Kháng Tam Kỳ là đơn vị trụ cột, có nhiều đóng góp quan trọng trong quá trình xây dựng và phát triển sự nghiệp giáo dục, đào tạo của Thành phố trong những năm qua.
Có đội ngũ tâm huyết và trình độ cao:
Cán bộ quản lí, giáo viên, nhân viên nhà trường cơ bản đạt chuẩn theo qui định, có trình độ chuyên môn, bản lĩnh chính trị vững vàng, đặc biệt tâm huyết với nghề, đa số đều xếp loại xuất sắc về chuẩn nghề nghiệp. Nhiều giáo viên của nhà trường đạt giáo viên giỏi cấp Thành phố, cấp tỉnh, Cán bộ quản lí và một số giáo viên nhà trường trường đạt danh hiệu chiến sĩ thi đua cấp tỉnh, được Tỉnh Ủy, UBND Tỉnh Quảng Nam tặng Bằng khen.
Riêng công tác tổ chức, quản lý: BGH luôn có tầm nhìn xa, đón đầu và linh hoạt; luôn đầu tư thích đáng trong đổi mới công tác quản lý; Kế hoạch dài hạn, trung hạn và ngắn hạn có nội dung đầy đủ, toàn diện, bám sát nhiệm vụ chính trị của Ngành, đồng thời đề ra được các giải pháp khả thi và sát thực tế. Công tác tổ chức triển khai kiểm tra đánh giá sâu sát, thực chất và đổi mới. Được sự tin tưởng cao của cán bộ, giáo viên, nhân viên nhà trường; dám nghĩ, dám làm, dám chịu trách nhiệm.
Có chất lượng cao trong công tác giáo dục và giảng dạy:
Hằng năm việc mở lớp của nhà trường luôn thực hiện đúng theo kế hoạch được duyệt, nên quy mô trường lớp luôn tương xứng với các điều kiện bảo đảm chất lượng; phù hợp với điều kiện CSVC, trang thiết bị dạy học, cũng như việc kiểm tra chấm sửa bài của GV bộ môn; sự phối hợp, theo dõi, uốn nắn giúp đỡ của GVCN lớp;
* Thành tích nổi bật của nhà trường:
+ Nhiều năm liền (từ 2016 đến 2021) nhà trường luôn đạt danh hiệu Tập thể lao động Tiên tiến, Tập thể lao động Xuất sắc;
+ Tháng 10/2010: nhà trường được công nhận đạt trường chuẩn Quốc gia;
+ Tháng 8/2015: nhà trường được công nhận đạt trường chuẩn Quốc gia sau 5 năm;
+ Tháng 3/2012: nhà trường đạt kiểm định chất lượng giáo dục cấp độ 3
Tháng 8/2017: nhà trường đạt kiểm định chất lượng giáo dục cấp độ 3 chu kỳ II sau 5 năm
+ Riêng về Chi bộ nhà trường (từ 2011 đến 2020), luôn đạt danh hiệu Chi bộ trong sạch vững mạnh tiêu biểu, xuất sắc, hoàn thanh tốt nhiệm vụ.
          + Các Hội, đoàn thể hằng năm luôn được cấp trên đánh giá vững mạnh, xuất sắc.
1.2.Điểm yếu
- Tổ chức quản lý của Ban giám hiệu:
+ Chưa được chủ động tuyển chọn nhiều giáo viên, cán bộ có năng lực chuyên môn, nghiệp vụ và tinh thần trách nhiệm cao;
+ Đánh giá chất lượng chuyên môn của giáo viên còn mang tính động viên, thiếu thực chất; phân công công tác đôi lúc chưa phù hợp với năng lực, trình độ, khả năng đối với một số ít giáo viên.
- Đội ngũ giáo viên, nhân viên: Một bộ phận nhỏ giáo viên chưa thực sự đáp ứng được yêu cầu giảng dạy hoặc quản lý, giáo dục học sinh. Vẫn còn có Giáo viên, nhân viên, về năng lực chuyên môn hạn chế, chưa nỗ lực tự học, lại còn bảo thủ nên sự tín nhiệm của học sinh và đồng nghiệp chưa cao. Còn 2 giáo viên chưa đạt chuẩn theo qui định của luật giáo dục 2019 hiện nay.
- Chất lượng học sinh: còn từ 4- 6% có học lực trung bình yếu; ý thức học tập, rèn luyện chưa tốt.
- Cơ sở vật chất: Chưa đồng bộ, hiện đại. Phòng thực hành, thí nghiệm còn thiếu nhiều, mặt khác phòng thực hành/thí nghiệm Lý- Công nghệ, Hóa- Sinh được xây dựng trước đây không đảm bảo diện tích quy định; phòng Nghe- Nhìn còn thiếu trang thiết bị; bàn ghế phòng học một số cũ kỷ- thiếu tính thẩm mỹ. Còn một dãy phòng cấp 4 xây dựng từ năm 1997 đến nay đã xuống cấp trầm trọng chưa được đầu tư nâng cấp thành khu thí nghiệm thực hành mặc dù nhà trường đã nhiều lần tham mưu các cấp.
II. Môi trường bên ngoài
Nền khoa học kỹ thuật trên thế giới đang phát triển như vũ bão đòi hỏi nền giáo dục trong nước phải đổi mới nhanh chóng và hợp với xu hướng phát triển thế giới. Đảng, nhà nước và ngành giáo dục đang chuẩn bị đợt thay sách trên qui mô tất cả các cấp học, đòi hỏi từng đơn vị cơ sở giáo dục phải đầu tư cở sở vật chất, trang thiết bị dạy học phù hợp, mặt khác tập trung bồi dưỡng đội ngũ cán bộ quản lí, giáo viên đáp ứng công tác thay sách cho năm học 2021-2022 và những năm tiếp theo. Đây là thời cơ để nhà trường tham mưu với các cấp lãnh đạo đầu tư xây dựng cơ sở vật chất đảm bảo theo yêu cầu thay sách và xây dựng trường chuẩn quốc gia- kiểm định chất lượng giáo dục theo tinh thần thông tư 18 của Bộ Giáo dục.
Hiện tại địa phương đang gặp khó khăn về ngân sách do dịch bệnh, thiên tai lũ lụt liên tiếp nên việc tập trung đầu tư ngay cơ sở vật cho nhà trường là điều không dễ dàng. Mặt khác đội ngũ giáo viên vừa thiếu và không đồng bộ nhất là giáo viên dạy liên môn (Lý- Hóa- Sinh) cho công tác thay sách sắp đến, trong khi đó số lượng học sinh và qui mô trường lớp của nhà trường không ngừng phát triển. Đây là thách thức lớn đối với nhà trường trong thời gian đến.
 Thời cơ:
- Đã có sự tín nhiệm cao của học sinh và phụ huynh học sinh trong cả Thành phố;
- Phần lớn đội ngũ cán bộ, giáo viên, công nhân viên trẻ, được đào tạo trên chuẩn, có năng lực chuyên môn và kỹ năng sư phạm khá tốt;
- Nhu cầu giáo dục chất lượng cao rất lớn và ngày càng tăng;
   - Được sự quan tâm của các cấp lãnh đạo và của Ban đại diện CMHS.
 Thách thức:
- Đòi hỏi ngày càng cao về chất lượng giáo dục của phụ huynh học sinh và xã hội trong thời kỳ hội nhập;
- Chất lượng đội ngũ cán bộ quản lý, giáo viên, công nhân viên phải đáp ứng được yêu cầu đổi mới giáo dục theo tinh thần NQ số: 29-NQ/TW “về đổi mới căn bản, toàn diện Giáo dục và Đào tạo, đáp ứng yêu cầu Công nghiệp hóa, Hiện đại hóa trong điều kiện kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa và hội nhập Quốc tế”;
- Ứng dụng Công nghệ thông tin (CNTT) trong giảng dạy, trình độ ngoại ngữ, khả năng sáng tạo của cán bộ, giáo viên, nhân viên.
- Các trường THCS ở Thành phố tăng về chất lượng giáo dục.
* Xác định các vấn đề ưu tiên:
- Đổi mới phương pháp dạy học, đánh giá học sinh theo hướng phát huy tính tích cực, chủ động, sáng tạo của mỗi học sinh; đẩy mạnh các hoạt động giáo dục, rèn luyện kỹ năng sống cho học sinh nhằm nâng cao chất lượng giáo dục toàn diện;
- Tiếp tục đầu tư cơ sở vật chất, kỹ thuật theo hướng hiện đại hóa;
- Nâng cao chất lượng đội ngũ cán bộ, giáo viên, công nhân viên;
- Ứng dụng CNTT trong dạy- học và công tác quản lý;
- Áp dụng các chuẩn vào việc đánh giá hoạt động của nhà trường về công tác quản lý, giảng dạy;
- Thực hiện kiểm định chất lượng cơ sở giáo dục theo đúng sự chỉ đạo của Bộ GD&ĐT tại thông tư 18/2018/TT-BGDĐT.
PHẦN B: ĐỊNH HƯỚNG CHIẾN LƯỢC
Tập trung các nguồn lực thực hiện xây dựng trường học hạnh phúc theo chỉ đạo của Bộ Giáo dục.
Tích cực tham mưu các cấp lãnh đạo xây dựng cơ sở vật chất và đội ngũ giáo viên đảm bảo dạy học 2 buổi/ ngày đáp ứng yêu cầu CTGDPT 2018
Tập trung công tác xây dựng chuẩn và kiểm định chất lượng giáo dục theo qui định tại thông tư 18/2018 của BGD; xây dựng thư viện trường học xuất sắc đáp ứng nhu cầu cuả phụ huynh và học sinh trên địa bàn.
Tăng cường các giải pháp ứng dụng CNTT trong quản lý và dạy học, trong đó tập trung nguồn lực đầu tư trang thiết bị, bồi dưỡng đội ngũ quản lí và sử dụng hiệu quả CNTT trong nhà trường.
Xây dựng và bồi dưỡng đội ngũ giáo viên đạt chuẩn và trên chuẩn theo qui định của luật GD 2019 nhất là GV tiếng Anh: phấn đấu 100% GV tiếng Anh đạt chuẩn khung năng lực Châu Âu.
Phối hợp với chính quyền, ban ngành, đoàn thể 2 địa phương Trường Xuân, Tam Ngọc thực hiện tốt công tác PCGD
1. Sứ mệnh
        Tạo dựng được môi trường học tập tốt về nề nếp, kỷ cương; có chất lượng giáo dục cao để mỗi học sinh đều có cơ hội phát triển tài năng và tư duy sáng tạo.
2. Tầm nhìn
Là một trong những trường hàng đầu của thành phố mà học sinh sẽ lựa chọn để học tập, rèn luyện, vui chơi- nơi giáo viên và học sinh luôn có khát vọng vươn tới xuất sắc.
3. Giá trị cốt lõi
- Tình đoàn kết;
- Lòng nhân ái;
- Tinh thần trách nhiệm;
- Lòng tự trọng;
- Sự hợp tác;
- Tính sáng tạo;
- Tính trung thực;
- Khát vọng vươn lên.
4. Phương châm hành động:
“Chất lượng giáo dục là danh dự của nhà trường”
Tập trung tham mưu các cấp đầu tư xây dựng các hạng mục của khu thí nghiệm thực hành đạt chuẩn theo qui định của trường chuẩn quốc gia và KĐCLGD theo thông tư 18 của BGD và đảm bảo cho nhu cầu thay SGK cho năm học đến và những năm tiếp theo đạt chuẩn CSVC theo thông tư 13 của Bộ GD Quy định tiêu chuẩn cơ sở vật chất các trường mầm non, tiểu học, trung học cơ sở, trung học phổ thông và trường phổ thông có nhiều cấp học.
Xây dựng đội ngũ cán bộ quản lí, giáo viên, nhân viên đoàn kết, thống nhất, đạt và vượt chuẩn, có trình độ, năng lực chuyên môn cao, tâm huyết với nghề, đáp ứng yêu cầu đổi mới toàn diện giáo dục theo tinh thần nghị quyết 29-NQ/TW “về đổi mới căn bản, toàn diện Giáo dục và Đào tạo, đáp ứng yêu cầu Công nghiệp hóa, Hiện đại hóa trong điều kiện kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa và hội nhập Quốc tế”.
PHẦN C: MỤC TIÊU CHIẾN LƯỢC
I. Mục tiêu chung:
Quán triệt và thực hiện đầy đủ các chủ trương chính sách của Đảng, pháp luật của Nhà nước, nhất là Nghị quyết số: 29-NQ/TW “về đổi mới căn bản, toàn diện Giáo dục và Đào tạo, đáp ứng yêu cầu Công nghiệp hóa, Hiện đại hóa trong điều kiện kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa và hội nhập Quốc tế”;
Xây dựng và phát triển nhà trường theo hướng chuẩn hóa và hiện đại, đáp ứng nhu cầu học tập của con em nhân dân ở địa phương Trường Xuân, Tam Ngọc. Phấn đấu trở thành một trường có chất lượng GD toàn diện và uy tín cao.
II. Mục tiêu cụ thể
- Mục tiêu ngắn hạn (hình thành thương hiệu): Đến năm 2023, trường THCS Huỳnh Thúc Kháng được biết đến là một trường THCS năng động, có tầm nhìn và quyết tâm xây dựng phát triển chất lượng cao.
1. Thể chế và chính sách:
 Thực hiện tốt cơ chế dân chủ trường học, tăng cường tính tự chủ, tự chịu trách nhiệm của Hiệu trưởng đối với các cấp quản lí.
2. Tổ chức bộ máy:
Có đầy đủ cán bộ, giáo viên, nhân viên qui định theo khung vị trí việc làm được ban hành kèm theo thông tư 16/2017 của Bộ Giáo dục.
3. Công tác đội ngũ:
100% giáo viên đạt chuẩn theo qui định của luật giáo dục sửa đổi số 43/2019/QH14  được Quốc Hội khóa 14 thông qua ngày 14 tháng 6 năm 2019. 
- Năng lực chuyên môn của cán bộ quản lý, giáo viên và công nhân viên được đánh giá khá, giỏi trên 85%;
- Giáo viên nam dưới 55 tuổi, nữ dưới 50 tuổi sử dụng thành thạo máy vi tính;
- Có 50% cán bộ quản lý có Chứng chỉ sau đại học và 100% giáo viên có trình độ Đại học và 1 giáo viên học thạc sĩ.
          4. Nâng cao chất lượng giáo dục:
Chất lượng giáo dục toàn diện được nâng lên, cụ thể:               
+ Hạnh kiểm: Loại Khá, Tốt: trên 95% (Tốt: 88%)
                                 Loại Yếu, Kém: không có.
                                100% HS được trang bị các kỹ năng sống cơ bản.
+ Học lực:      Loại Khá, Giỏi: trên 60% (Giỏi: 30%)
                                 Loại Yếu: 5%; Loại Kém: 0%
                                Tốt nghiệp THCS: 99à100% (loại Giỏi: 30%)
                                Thi đỗ vào lớp 10 trường công lập: 80%
                                Thi đỗ vào trường THPT chuyên: 5,0%
              Học sinh giỏi đạt giải cấp Thành phố, cấp Tỉnh: 12- 13%
5. Cơ sở vật chất:
Hoàn thành xây dựng khu thí nghiêm thực hành đạt chuẩn theo qui định tại thông tư 13/2020 của BGD.
6. Kế hoạch tài chính:
Trên cơ sở ngân sách được giao hằng năm, Hiệu trưởng cân đối ngoài chi lương và chi các hoạt động chuyên môn thường xuyên, tập trung đầu tư mua sắm trang thiết bị phục vụ cho công tác thay sách theo lộ trình từng năm học, phù hợp với điều kiện thực tế của nhà trường và qui định của Bộ GD.
7. Chương trình truyền thông, phát triển và quản bá thương hiệu
Thường xuyên nâng cấp Wersite của nhà trường, đăng tải các hoạt động, kết quả các hội thi, kết quả giáo dục học sinh để phụ huynh, nhân dân trong và địa bàn biết. ngoài ra các hoạt động lớn của nhà trường như hội trại, lễ kỷ niệm 25 năm, 30 năm thành lập trường (2022, 2027) mời phóng viên báo đài về viết bài đưa tin, ngoài ra trường tổ chức biên tập kỷ yếu tổng kết từng chặng đường phát triển của nhà trường và phát hành trong ngành GD TP.
- Mục tiêu trung hạn (phát triển thương hiệu): Đến năm 2025, trường THCS Huỳnh Thúc Kháng được xếp hạng thứ 4 trong các trường nội thành về chất lượng Hạnh kiểm & Văn hóa.
1. Thể chế và chính sách:
 Thực hiện tốt cơ chế dân chủ trường học, tăng cường tính tự chủ, tự chịu trách nhiệm của Hiệu trưởng đối với các cấp quản lí. Xây dựng cơ chế khen thưởng xứng đáng cho cán bộ, giáo viên đạt thành tích cao trong công tác dạy và học và các hoạt động của nhà trường.
2. Tổ chức bộ máy:
Có đầy đủ cán bộ, giáo viên, nhân viên qui định theo khung vị trí việc làm được ban hành kèm theo thông tư 16/2017 của Bộ Giáo dục. Phát huy tối đa năng lực của đội ngũ tương ứng với vị trí việc làm theo qui định.
3. Công tác đội ngũ:
100% giáo viên đạt chuẩn theo qui định của luật giáo dục sửa đổi số 43/2019/QH14  được Quốc Hội khóa 14 thông qua ngày 14 tháng 6 năm 2019. 
- Năng lực chuyên môn của cán bộ quản lý, giáo viên và công nhân viên được đánh giá khá, giỏi trên 90%;
- Tất cả CBGV sử dụng thành thạo máy vi tính;
- Có 50% cán bộ quản lý có Chứng chỉ sau đại học và 100% giáo viên có trình độ Đại học và 1 giáo viên học thạc sĩ.
          4. Nâng cao chất lượng giáo dục:
Chất lượng giáo dục toàn diện được nâng lên, cụ thể:               
+ Hạnh kiểm: Loại Khá, Tốt: trên 98% (Tốt: 88%)
                                 Loại Yếu, Kém: không có.
                                100% HS được trang bị các kỹ năng sống cơ bản.
+ Học lực:      Loại Khá, Giỏi: trên 62% (Giỏi: 30%)
                                 Loại Yếu: 4%; Loại Kém: 0%
                                Tốt nghiệp THCS: 99à100% (loại Giỏi: 30%)
                                Thi đỗ vào lớp 10 trường công lập: 80%
                               Thi đỗ vào trường THPT chuyên: 6,0%
              Học sinh giỏi đạt giải cấp Thành phố, cấp Tỉnh: 13- 15%
5. Cơ sở vật chất:
Hoàn thành xây dựng khu thí nghiêm thực hành đạt chuẩn theo qui định tại thông tư 13/2020 của BGD, tiếp tục đầu tư trang thiết bị Thí nghiệm thực hành theo qui định
6. Kế hoạch tài chính:
Trên cơ sở ngân sách được giao hằng năm, Hiệu trưởng cân đối ngoài chi lương và chi các hoạt động chuyên môn thường xuyên, tập trung đầu tư mua sắm trang thiết bị phục vụ cho công tác thay sách theo lộ trình từng năm. Tăng cường khen thưởng cho HS, GV đạt thành thành tích cao trong dạy và học.
7. Chương trình truyền thông, phát triển và quản bá thương hiệu
Thường xuyên nâng cấp Wersite của nhà trường, xây dựng thêm Wersite Liên đội để đăng tải các hoạt động, kết quả các hội thi, kết quả giáo dục học sinh để phụ huynh, nhân dân trong và địa bàn biết. ngoài ra các hoạt động lớn của nhà trường như hội trại, lễ kỷ niệm 25 năm, 30 năm thành lập trường (2022, 2027) mời phóng viên báo đài về viết bài đưa tin, ngoài ra trường tổ chức biên tập kỷ yếu tổng kết từng chặng đường phát triển của nhà trường và phát hành trong ngành GD TP.
- Mục tiêu dài hạn (khẳng định thương hiệu):
 Đến năm 2030, trường THCS HTK được xếp hạng thứ 3 trong các trường nội thành về chất lượng giáo dục toàn diện, là một trường không những có uy tín về chất lượng giáo dục mà còn là mô hình giáo dục hiện đại, tiên tiến phù hợp với xu thế phát triển của đất nước và thời đại. Đặc biệt sẽ là một đơn vị có cảnh quan môi trường Xanh- Sạch- Đẹp nhất Thành phố. Xây dựng thành công trường học Hạnh phúc theo các tiêu chí qui định của Bộ Giáo dục.
1. Thể chế và chính sách:
Thực hiện tốt cơ chế dân chủ trường học, tăng cường tính tự chủ, tự chịu trách nhiệm của Hiệu trưởng đối với các cấp quản lí. Có chính sách đãi ngộ với CBGVNV có công xây dựng thương hiệu của nhà trường. Tuyển chọn đội ngũ giáo viên có trình độ chuyên môn cao, có phẩm chất đạo đức tốt để bổ sung cho đội ngũ giáo viên nghỉ hưu, đồng thời nâng cao chất lượng giáo dục toàn diện cho học sinh
2. Tổ chức bộ máy:
Có đầy đủ cán bộ, giáo viên, nhân viên qui định theo khung vị trí việc làm được ban hành kèm theo thông tư 16/2017 của Bộ Giáo dục. Bộ máy quản lí trong nhà trường làm việc theo đúng chức năng và vị trí việc làm được qui định.
3. Công tác đội ngũ:
100% giáo viên đạt chuẩn theo qui định của luật giáo dục sửa đổi số 43/2019/QH14  được Quốc Hội khóa 14 thông qua ngày 14 tháng 6 năm 2019. 
- Năng lực chuyên môn của cán bộ quản lý, giáo viên và công nhân viên được đánh giá khá, giỏi trên 90%;
- Tấ cả CBGVNV sử dụng thành thạo máy vi tính và các phần mềm quản lí học sinh, quản lí tài chính, nhân sự…;
- Có 50% cán bộ quản lý có Chứng chỉ sau đại học và 100% giáo viên có trình độ Đại học và 2 giáo viên học thạc sĩ.
          4. Nâng cao chất lượng giáo dục:
Chất lượng giáo dục toàn diện được nâng lên, cụ thể:               
+ Hạnh kiểm: Loại Khá, Tốt: trên 99% (Tốt: 90%)
                                 Loại Yếu, Kém: không có.
                                100% HS được trang bị các kỹ năng sống cơ bản.
+ Học lực:      Loại Khá, Giỏi: trên 65% (Giỏi: 35%)
                                 Loại Yếu: 3%; Loại Kém: 0%
                                Tốt nghiệp THCS: 99à100% (loại Giỏi: 35%)
                                Thi đỗ vào lớp 10 trường công lập: 80%
                               Thi đỗ vào trường THPT chuyên: 6-7,0%
              Học sinh giỏi đạt giải cấp Thành phố, cấp Tỉnh: 13- 15%
5. Cơ sở vật chất:
Hoàn thành xây dựng khu thí nghiêm thực hành đạt chuẩn theo qui định tại thông tư 13/2020 của BGD, tiếp tục đầu tư trang thiết bị Thí nghiệm thực hành theo qui định; xây dựng hoàn chỉnh các phòng phụ trợ; trang bị đầy đủ các trang thiết bị cho các phòng TNTH, phòng bộ môn… theo qui định tại thông tư 13 của BGD. Có đầy đủ trang thiết bị dạy học hiện đại đáp ứng yêu cầu chương trình GDPT mới 2018.               
- Xây dựng nhà đa năng (vị trí mặt bằng: Đông giáp khu phòng cấp 4, tây giáp sân khấu lộ thiên, nam giáp khu 3 tầng và Bắc giáp nhà xe HS);
           - Tham mưu lãnh đạo các cấp để xây dựng bể bơi, nhằm giảng dạy, rèn luyện kỹ năng chống đuối nước (Cấp trên đầu tư kinh phí xây dựng, còn vốn đối ứng của địa phương là đất)
6. Kế hoạch tài chính:
Tập trung đầu tư mua sắm trang thiết bị phục vụ cho công tác thay sách theo lộ trình từng năm. Tập trung cho mua sắm trang thiết bị dạy học cho các khối phòng TNTH, phòng bộ môn và kinh phí khen thưởng CBGVNV và học sinh đạt thành tích cao trong dạy và học.
7. Chương trình truyền thông, phát triển và quản bá thương hiệu
Thường xuyên nâng cấp Wersite của nhà trường, xây dựng Wersite Liên đội đăng tải các hoạt động, kết quả các hội thi, kết quả giáo dục học sinh để phụ huynh, nhân dân trong và địa bàn biết. Tổ chức lễ kỷ niệm 30 năm thành lập trường vào năm 2027. Mời phóng viên báo đài về viết bài đưa tin, ngoài ra trường tổ chức biên tập kỷ yếu tổng kết từng chặng đường phát triển của nhà trường và phát hành trong ngành GD TP.
           PHẦN D: CÁC GIẢI PHÁP CHIẾN LƯỢC
I. Chiến lược tổ chức- quản lí nhà trường:
1. Mục tiêu chiến lược:
Công tác tổ chức, quản lí đội ngũ CBGVNV trong nhà trường đi vào nề nếp, bài bản; có đầy đủ vị trí việc làm theo đúng thông tư 16/2017 của Bộ GD về qui định khung vị trí việc làm; phát huy tối đa tinh thần, trách nhiệm, trí tuệ của đội ngũ CBGVNV nhà trường trong thực thi nhiệm vụ, đáp ứng yêu cầu đổi mới toàn diện giáo dục theo tinh thần nghị quyết 29/NQ-TW “về đổi mới căn bản, toàn diện Giáo dục và Đào tạo, đáp ứng yêu cầu Công nghiệp hóa, hiện đại hóa trong điều kiện kinh tế thị trường định hướng Xã hội chủ nghĩa và hội nhập Quốc tế của Ban chấp hành Trung ương Đảng (khóa XI).
2. Những định hướng chính
Xây dựng qui chế hoạt động của nhà trường sát với thực tiễn đội ngũ với yêu cầu nhiệm vụ của ngành và địa phương trong từng năm học, giai đoạn.
Phân công nhiệm vụ cụ thể cho từng tổ chức, bộ phận, cá nhân phụ trách. Căn cứ vào việc hiện hiện nhiệm vụ để đánh giá mức độ hoàn thành của CBGVNV hằng năm.
Qui hoạch đội ngũ cán bộ quản lí theo đúng yêu cầu, chức năng nhiệm vụ; đồng thời có kế hoạch bồi dưỡng đội ngũ kế cận đảm bảo đáp ứng nhiệm vụ được giao.
Xây dựng đội ngũ giáo viên cốt cán làm nòng cốt cho hoạt động chuyên môn và các hoạt động khác của nhà trường.
3. Các giải pháp chủ yếu
Xây dựng hệ thống văn bản sát thực tiễn phục vụ công tác quản lí của nhà trường (Qui chế, qui định, nội qui, kế hoạch…)
Hằng năm rà soát, qui hoạch bổ sung nhân sự cốt cán của nhà trường, đưa ra khỏi danh sách qui hoạch những CBGVNV không đủ tâm huyết, năng lực.
Tham mưu các cấp tạo điều kiện cho đội ngũ được qui hoạch học các lớp bồi dưỡng chính trị, quản lí ngành, chuyên môn nghiệp vụ…
Tổ chức cho đội ngũ tự bồi dưỡng thường xuyên nhằm nâng cao trình độ cá nhân, đáp ứng yêu cầu thay SGK và đổi mới toàn diện giáo dục.
II. Chiến lược xây dựng đội ngũ
1. Mục tiêu chiến lược
Xây dựng đội ngũ đủ về số lượng và chất lượng đáp ứng yêu cầu đổi mới toàn diện giáo dục và thay sách giáo khoa sắp đến.
100% CBGVNV nhà trường đạt và vượt chuẩn theo qui định mới của luật Giáo dục 2019 (Luật 43/QH14); có tinh thần trách nhiệm cao trong công tác, có trình độ chuyên môn vững vàng, có tâm huyết với nghề, có tinh thần đoàn kết nhất trí cao trong xây dựng nhà trường, là tấm gương sáng để giáo dục toàn diện học sinh.
2. Những định hướng chính
Tập trung bồi dưỡng chuyên môn nghiệp vụ cho đội ngũ bằng nhiều hình thức (bồi dưỡng thường xuyên, tự học qua mạng, học tập qua giao lưu chuyên môn trong và ngoài trường…)
Bồi dưỡng phẩm chất chính trị, đạo đức lối sống cho đội ngũ CBGVNV thông qua học tập các nghị quyết, chỉ thị, các văn bản luật, dưới luật…
3. Các giải pháp chủ yếu
Yêu cầu 100% CBGV phải tham gia tập huấn thay sách GK theo chỉ đạo của BGDĐT, SGD Quảng Nam.
Xây dựng kế hoạch đào đạo, bồi dưỡng, phát triển đội ngũ theo lộ trình phù hợp với phát triển qui mô trường lớp, với sự phát triển của địa phương, đất nước.
Thường xuyên tổ chức quán triệt các nghị quyết của Đảng các cấp, các văn bản của chính phủ, ngành, địa phương đến toàn thể CBGVNV nhà trường.
Đẩy mạnh việc học tập và làm theo tư tưởng, đạo đức phong cách Hồ Chí Minh trong đội ngũ CBGVNV nhà trường.
Yêu cầu các giáo viên chưa đạt chuẩn hiện nay tiếp tục học nâng chuẩn theo qui định của BGD. (còn 02 GV chưa đạt chuẩn, trong đó 1 giáo viên sắp nghỉ hưu)
III. Chiến lược nâng cao chất lượng giáo dục
1. Mục tiêu chiến lược
Chất lượng giáo dục của nhà trường là yếu tố được xác định hàng đầu trong quá trình xây dựng và phát triển nhà trường.
Nâng chất lượng giáo dục toàn diện của nhà trường lên hàng thứ 3 của các trường THCS thành phố Tam Kỳ, tương xứng với qui mô phát triển trường lớp trong những năm đến.
2. Những định hướng chính
Chỉ đạo bộ phận chuyên môn nhà trường tham mưu đề xuất phương án bồi dưỡng học sinh giỏi, phụ đạo học sinh yếu thường xuyên.
Tăng cường công tác bồi dưỡng chuyên môn cho đội ngũ để khắc phục những hạn chế trong công tác giảng dạy, nhất là kinh nghiệm bồi dưỡng học sinh giỏi, phụ đạo học sinh yếu.
Phối hợp với Hội khuyến học, Hội Cựu giáo chức phường Trường Xuân, xã Tam Ngọc phụ đạo miễn phí trong hè cho học sinh.
3. Các giải pháp chủ yếu
Xây dựng kế hoạch nâng cao chất lượng giáo dục toàn diện, kế hoạch bồi dưỡng HSG, phụ đạo học sinh yếu hằng năm phù hợp với tình hình đội ngũ, cơ sở vật chất hiện có của nhà trường.
Phát huy tối đa lực lượng giáo viên nòng cốt trong nhà trường để tập trung nâng cao chất lượng giáo dục toàn diện, chất lượng mũi nhọn các dội tuyển học sinh giỏi các cấp.
Song song với dạy kiến thức, xây dựng kế hoạch hoạt động ngoại khóa, trải nghiệm, sáng tạo, nghiên cứu khoa học kỹ thuật, các hoạt động rèn luyện kỹ năng sống… để phát triển toàn diện cho học sinh.
Xây dựng nguồn kinh phí phục vụ cho công tác bồi dưỡng học sinh giỏi; khen thưởng xứng đáng những giáo viên, học sinh đạt thành tích cao trong dạy và học để động viên khích lệ tinh thần của giáo viên, học sinh.
          Phối hợp chặt chẽ với các lượng lượng giáo dục trong và ngoài nhà trường để tăng cường các hoạt động hỗ trợ giáo dục toàn diện cho học sinh.
IV. Chiến lược phát triển cơ sở vật chất
1. Mục tiêu chiến lược
Xây dựng hoàn thiện cơ sở vật chất nhà trường đảm bảo đủ các phòng học, phòng bộ môn, phòng chức năng, phòng phụ trợ.. đúng tiêu chuẩn cơ sở vật chất theo qui định của BGD tại thông tư 13/2020 và đảm bảo theo qui định kiểm định chất lượng cơ sở giáo dục và công nhận trường chuẩn quốc gia theo thông tư 18/2018 của Bộ GD.
Mua sắm đủ các phương tiện trang thiết bị dạy học phục vụ tối đa cho công tác thay sách nói riêng và đổi mới toàn diện giáo dục theo tinh thần nghị quyết 29/NQ-TW (Hội nghị TW8 khóa XI)
2. Những định hướng chính
Qui hoạch lại các khối phòng học, phòng chức năng, phòng phụ trợ, sân chơi bãi tập… phù hợp với diện tích hiện có và số lượng học sinh.
Tích cực tham mưu với các cấp lãnh đạo của địa phương, thành phố, ngành Giáo dục trong việc xây dựng cơ sở vật chất cho nhà trường đáp ứng yêu cầu thay sách và phù hợp với các qui định hiện hành của Bộ GD về CSVC, KĐCLGD và trường đạt chuẩn quốc gia.
Xây dựng lộ trình cụ thể để đầu tư mua sắm trang thiết bị dạy học phục vụ công tác thay sách và đổi mới toàn diện giáo dục của nhà trường nói riêng và cả nước nói chung.
3. Các giải pháp chủ yếu
Trên cơ sở các khối phòng học hiện có, nhất là khu phòng học cấp 4 đã hư hỏng trầm trọng và diện tích đất dự phòng, nhà trường chủ động lập dự toán, tờ trình báo cáo UBND thành phố xem xét đầu tư xây dựng khu thí nghiệm thực hành đạt chuẩn theo qui định (Từ dãy nhà cấp 4 và một phần đất dự phòng). Hiện tại thành phố đã đồng ý đưa vào đầu tư trung hạn giai đoạn 2021-2025.
Tham mưu Ban quản lí dự án thành phố duy tu bảo dưỡng, sơn sửa lại khu phòng học, khu phòng hiệu bộ được đâu từ xây dựng từ năm 2006 đến nay.
Tiếp tục tham mưu với lãnh đạo địa phương, ngành giáo dục thành phố đầu tư xây dựng nhà đa năng (để tổ chức các hoạt động giáo dục); bể bơi (để dạy bơi cho học sinh).
Hằng năm, cân đối nguồn ngân sách được giao, đầu tư mua sắm trang thiết bị dạy học theo lộ trình thay sách (năm 2021 mua TB lớp 6, năm 2022 mua TB lớp 7, năm 2023 mua TB lớp 8, năm 2024 mua TB lớp 9). Những năm tiếp theo mua bổ sung trang thiết bị còn thiếu hoặc hư hỏng.
V. Chiến lược phát huy các nguồn lực trong và ngoài nhà trường
1. Mục tiêu chiến lược
Phát huy tối đa các nguồn lực hiện có của nhà trường; xây dựng kế hoạch vận động xã hội hóa các nguồn lực xã hội để đầu tư cảnh quan nhà trường, đáp ứng công tác xây dựng thành công trường học hạnh phúc theo chỉ đạo của BGD
2. Những định hướng chính
Xây dựng kế hoạch đầu tư các hạng mục cải tạo, nâng cấp cảnh quan, thiết chế văn hóa, khuôn viên nhà trường theo từng năm học.
Cân đối nguồn kinh phí được giao hằng năm để đầu tư một phần cho công tác cải tạo cảnh quan nhà trường.
Vận động nguồn tài trợ từ các tổ chức doanh nghiệp trong và ngoài địa bàn, từ cựu học sinh nhà trường, của Phụ huynh học sinh trên tinh thần tự nguyện (cả về kinh phí và hiện vật)
 Vận động đoàn viên Công đoàn nhà trường tham gia lao động xây dựng cảnh quan nhà trường thường xuyên.
3. Các giải pháp chủ yếu
Căn cứ vào qui định của BGD về xây dựng trường học hạnh phúc, KĐCLGD và công nhận trường đạt chuẩn quốc gia theo thông tư 18/2018; qui định về tiêu chuẩn cơ sở vật chất theo thông tư 13/2020 của BGD, nhà trường xây dựng kế hoạch đầu tư xây dựng, mua sắm hằng năm phù hợp với lộ trình xây dựng và phát triển nhà trường.
Dành một nguồn kinh phí tự chủ thích hợp để đầu tư xây dựng, cải tạo cảnh quan, các hạng mục phụ trợ học tập, sinh hoạt của học sinh.
Tranh thủ các nguồn kinh phí hỗ trợ của địa phương, của các ban ngành đoàn thể cho giáo dục, các nguồn tài trợ của các tổ chức tài trợ hợp pháp, doanh nghiệp trong và ngoài địa bàn, của Cựu học sinh nhà trường đã thành đạt, của Hội Cựu giáo viên nhà trường, từ hỗ trợ tự nguyện của một số phụ huynh có điều kiện để đầu tư xây dựng cảnh quan, mua sắm, tổ chức các hoạt động phục vụ cho công tác nâng cao chất lượng giáo dục toàn diện học sinh.
PHẦN E: TỔ CHỨC THỰC HIỆN
1. Phổ biến kế hoạch
Sau khi xây dựng xong dự thảo chiến lược phát triển nhà trường, Hiệu trưởng tổ chức lấy ý kiến tham gia của Hội đồng trường, tập thể lãnh đạo, BCH Công đoàn, đội ngũ cán bộ- giáo viên cốt cán nhà trường, sau đó tổ chức cho toàn thể hội đồng thảo luận, đóng góp ý kiến. Hiệu trưởng tổng hợp và hoàn chỉnh chiến lược.
Kế hoạch chiến lược được phổ biến rộng rãi tới toàn thể cán bộ, giáo viên, nhân viên nhà trường, cơ quan chủ quản, PHHS, học sinh và các tổ chức cá nhân quan tâm đến nhà trường.
          Ban chỉ đạo thực hiện kế hoạch chiến lược là bộ phận chịu trách nhiệm điều phối quá trình triển khai kế hoạch chiến lược. Điều chỉnh kế hoạch chiến lược sau từng giai đoạn sát với tình hình thực tế của nhà trường đồng thời tổ chức tuyên truyền việc thực hiện kế hoạch chiến lược đến toàn thể CBGVNV nhà trường, Ban đại diện cha mẹ học sinh và đến các cơ quan đoàn thể trong địa bàn có học sinh của nhà trường.
2. Xây dựng lộ trình
           - Giai đoạn 1: Từ 2021-2023:
          Tập trung tham mưu xây dựng khu thí nghiệm thực hành đạt chuẩn theo thông tư 13/2020 của BGD về qui định tiêu chuẩn CSCV trường học.
          Bồi dưỡng chuyên môn nghiệp vụ cho đội ngũ cán bộ quản lí, giáo viên đủ khả năng thực hiện tốt công tác thay sách giáo khoa sắp đến.
          Mua sắm trang thiết bị dạy học phục vụ tối thiểu cho chương trình thay sách lớp 6, năm học 2021-2022.
          Tập trung xây dựng cảnh quan nhà trường theo các tiêu chí trường học hạnh phúc.
            - Giai đoạn 2: Từ 2023- 2025:
          Hoàn chỉnh việc đầu tư xây dựng khu thí nghiệp thực hành đạt chuẩn theo qui định của BGD.
          Tăng cường dưỡng đội ngũ nhà giáo về chuyên môn nghiệp vụ, lí luận chính trị, phẩm chất đạo đức lối sống.
Đầu tư mua sắm trang thiết bị dạy học, đảm bảo cho công tác thay sách.
Tăng cường việc nâng cao chất lượng giáo dục toàn diện học sinh trong nhà trường.
- Giai đoạn 3: Từ 2025- 2030:
          Xây dựng nhà đa năng, bể bơi để dạy bơi cho học sinh.         
Hoàn chỉnh việc đầu tư xây dựng cơ sở vật chất, mua sắm trang thiết bị.
          Tăng cường bồi dưỡng đội ngũ, phát triển thương hiệu nhà trường, chủ động tuyển chọn đội ngũ nhà giáo giỏi về chuyên môn nghiệp vụ, có phẩm chất đạo đức tốt để thay thế đội ngũ giáo viên nghỉ hưu.
Nâng cao chất lượng học sinh giỏi các cấp, học sinh đỗ vào trường chuyên
3. Phân công trách nhiệm từng bộ phận, các nhân
3.1. Nâng cao chất lượng và hiệu quả công tác giáo dục học sinh:
          Nâng cao chất lượng và hiệu quả công tác giáo dục toàn diện, đặc biệt là chất lượng giáo dục đạo đức và chất lượng văn hóa. Đổi mới phương pháp dạy học và đánh giá học sinh phù hợp với mục tiêu, nội dung chương trình và đối tượng học sinh. Đổi mới các hoạt động giáo dục, hoạt động tập thể, gắn học với hành, lý thuyết với thực tiễn; giúp học sinh có được những kỹ năng sống cơ bản;
          Người phụ trách: Hiệu trưởng, phó Hiệu trưởng, tổ trưởng chuyên môn, giáo viên bộ môn.
3.2. Xây dựng và phát triển đội ngũ:
          Xây dựng đội ngũ cán bộ, giáo viên, công nhân viên đủ về số lượng; có phẩm chất chính trị; có năng lực chuyên môn khá giỏi; có trình độ Tin học, ngoại ngữ cơ bản, có phong cách sư phạm mẫu mực. Đoàn kết, tâm huyết, gắn bó với nhà trường, hợp tác, giúp đỡ nhau cùng tiến bộ;
          Người phụ trách; Ban giám hiệu, tổ trưởng chuyên môn.
3.3. Cơ sở vật chất và trang thiết bị giáo dục:
          Xây dựng cơ sở vật chất trang thiết bị giáo dục theo hướng chuẩn hóa, hiện đại hóa. Bảo quản và sử dụng hiệu quả, lâu dài;
          Người phụ trách: Hiệu trưởng, kế toán, nhân viên thư viện và thiết bị.
3.4. Ứng dụng và phát triển công nghệ thông tin:
          Triển khai rộng rãi việc ứng dụng CNTT trong công tác quản lý, giảng dạy, xây dựng kho học liệu điện tử, thư viện điện tử... Góp phần nâng cao chất lượng quản lý, dạy và học. Động viên cán bộ, giáo viên, công nhân viên tự học hoặc theo học các lớp bồi dưỡng để sử dụng được máy tính phục vụ cho công việc;
          Người phụ trách: Phó Hiệu trưởng và nhóm giáo viên dạy Tin học.
3.5. Huy động mọi nguồn lực xã hội vào hoạt động giáo dục:
          - Xây dựng nhà trường văn hóa, thực hiện tốt Quy chế dân chủ trong nhà trường. Chăm lo đời sống vật chất và tinh thần cho cán bộ, giáo viên, công nhân viên.
          - Huy động được các nguồn lực của xã hội, cá nhân tham gia vào việc phát triển nhà trường gồm:
          + Nguồn lực tài chính: Ngân sách nhà nước; Nguồn xã hội hóa giáo dục (trong PHHS, các doanh nghiệp, đơn vị kết nghĩa, các nhà hảo tâm,…).
          + Nguồn lực vật chất: Khuôn viên nhà trường, phòng học, phòng làm việc, phòng thí nghiệm-thực hành và các công trình phụ trợ; Trang thiết bị giảng dạy, công nghệ phục vụ dạy-.học.
           Người phụ trách: BGH, BCH Công đoàn, Ban đại diện cha mẹ học sinh.
          3.6. Xây dựng thương hiệu:
         - Xây dựng thương hiệu và tín nhiệm của xã hội đối với nhà trường.
         - Xác lập tín nhiệm thương hiệu đối với từng cán bộ, giáo viên, công nhân viên, học sinh và phụ huynh học sinh.
         - Đẩy mạnh tuyên truyền, xây dựng truyền thống Nhà trường, nêu cao tinh thần trách nhiệm của mỗi thành viên đối với quá trình xây dựng thương hiệu của nhà trường.     
         Đối với Hiệu trưởng:
Tổ chức triển khai thực hiện kế hoạch chiến lược tới từng cán bộ, giáo viên, công nhân viên nhà trường. Thành lập Ban kiểm tra và đánh giá thực hiện kế họach trong từng năm học.
         Đối với Phó Hiệu trưởng:
Theo nhiệm vụ được phân công, giúp Hiệu trưởng tổ chức triển khai từng phần việc cụ thể, đồng thời kiểm tra và đánh giá kết quả thực hiện kế hoạch, đề xuất những giải pháp để thực hiện.
          Đối với Tổ trưởng chuyên môn:
Tổ chức thực hiện kế hoạch trong tổ; kiểm tra đánh giá việc thực hiện kế hoạch của các thành viên. Tìm hiểu nguyên nhân, đề xuất các giải pháp để thực hiện kế hoạch.
           Đối với cá nhân cán bộ, giáo viên, nhân viên:
 Căn cứ kế hoạch chiến lược của nhà trường để xây dựng kế hoạch công tác cá nhân theo từng năm học. Báo cáo kết quả thực hiện kế hoạch theo từng học kỳ, năm học. Đề xuất các giải pháp để thực hiện kế hoạch.
PHẦN G: KIẾN NGHỊ, ĐỀ XUẤT
Để thực hiện thành công chiến lược nhà trường nói riêng và kế hoạch phát triển giáo dục TP Tam Kỳ, tỉnh Quảng Nam, giai đoạn 2021-2025, tầm nhìn 2030, nhà trường kiến nghị:
Lãnh đạo TP Tam Kỳ quan tâm đầu tư nguồn ngân sách xây dựng khu thí nghiệm thực hành (3 tầng) đạt chuẩn theo thông tư 13/2020 của BGD;
Sở GD Quảng Nam cấp thêm trang thiết bị dạy học theo chương trình Giáo dục 2018; Tăng cường công tác tập huấn, bồi dưỡng đội ngũ giáo viên đáp ứng chương trình thay SGK sắp đến.
UBND Phường Trường Xuân qui hoạch thêm diện tích đất để đầu tư xây dựng hồ bơi phục vụ dạy học phòng chống đuối nước cho học sinh.
            Trên đây là toàn văn chiến lược phát triển trường THCS Huỳnh Thúc Kháng, phường Trường Xuân, thành phố Tam Kỳ, tỉnh Quảng Nam, giai đoạn 2021-2025, tầm nhìn 2030. Kính đề nghị quý cấp xem xét, cho ý kiến.

    CÔNG ĐOÀN NHÀ TRƯỜNG                                 HIỆU TRƯỞNG







                                     
                                             

UBND phường Trường Xuân


 







                                                
 
Phòng GD&ĐT TP Tam Kỳ

Tổng số điểm của bài viết là: 0 trong 0 đánh giá

Click để đánh giá bài viết
VĂN BẢN MỚI

KH GIAO DUC NHA TRUONG NAM HOC 2024-2025

2425KHGD

Lượt xem:58 | lượt tải:23

KH THAM QUAN, TRẢI NGHIEM NH 23-24

2324-KHTN

Lượt xem:202 | lượt tải:362

DE KIEM TRA HK II NĂM HỌC 2023-2024

DKTHK2

Lượt xem:244 | lượt tải:315

TONG HOP KE HOACH KIEM TRA NAM HOC 2023-2024

KHKT23-24

Lượt xem:211 | lượt tải:70

Thông báo nhận bằng tốt nghiệp THCS

TB NHAN BANG

Lượt xem:288 | lượt tải:94
Thành viên
Hãy đăng nhập thành viên để trải nghiệm đầy đủ các tiện ích trên site
Bạn đã không sử dụng Site, Bấm vào đây để duy trì trạng thái đăng nhập. Thời gian chờ: 60 giây